Người Việt truyền kỳ – Phần 2

Bài viết lần này sẽ nói về một số vấn đề trong văn hóa đám đông của người Việt. Haizz :(. Đa số là những hình ảnh xấu.

Bon chen

Tôi vẫn thường hay nói câu “sống là phải bon chen”, nhưng đây là theo cách hiểu “tóc chưa bạc đừng ngăn dòng nhiệt huyết” và “còn sống ta vẫn còn tranh đấu”, nhằm khích lệ mấy đứa em phải luôn cố gắng. Nhưng thực tế thì tôi phải nể người Việt Nam ở cái máu bon chen. Có dịp qua các chuyến phà, hay đi xe máy trên các con đường Sài Gòn, bạn sẽ cảm nhận rõ cái tính bon chen của người Việt Nam. Trong cơ quan, người ta nói xấu, đấu đá nhau để giành quyền lợi, địa vị; thậm chí anh em trong gia đình cũng sẳn sàng cấu xe lẫn nhau để được phần nhiều cho mình. Đâu đâu cũng bon chen.

Công viên nước Hồ Tây

Leo rào vào công viên nước Hồ Tây tắm miễn phí

Nhìn qua các nước phương Tây, cứ mỗi đợt phát hành mẫu iPhone mới, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh người ta sếp hàng thật dài trước nhiều cửa hàng của Apple để mua. Tin tôi đi, bạn sẽ không tìm thấy ai đến sau mà tìm cách chen lấn lên phía trước đâu, trừ khi trong đó có người Việt Nam mình. Cách đây không lâu, rạp chiếu phim Sencity mở ra chi nhánh tại Cần Thơ, người ta xếp dây ruy băng để làm đường đi, để người mua vé phải xếp hàng. Tôi cho rằng đây là một biểu hiện tích cực, một tia sáng mới cho người Việt mình. Nhưng buồn thay, những sợi dây ruy băng này vẫn là “không khí” trong mắt rất nhiều người. Chuyện đến trước mà phải mua sau đã trở thành hình ảnh quen thuộc.

Xếp hàng

Phụ huynh đạp đổ cổng trường để đăng ký nhập học cho con

Nếu muốn tận mắt thấy rõ điều này, có thể làm thí nghiệm nhỏ như sau: bạn hãy chuẩn bị chừng chục chai C2, ra giữa chợ và rao “C2 miễn phí đêy, còn khoảng 10 chai thôi, xếp hàng đi”, và bạn sẽ thấy … 🙂

Chạy theo số đông

Người Việt thích làm những gì mà nhiều người đang làm, thích ăn uống ở nơi thấy nhiều người xếp hàng, thích mua hàng hoá đang có quảng cáo trên tivi, thích bàn tán chuyện báo chí đang đề cập…
Nói chung là ai cũng muốn chứng tỏ mình sành điệu và bắt kịp thời cuộc, cho nên nhiều trận chê hội đồng và khen theo phong trào vô tình làm nên nhiều hiện tương quá lố… Những tật xấu này chưa có biểu hiện sẽ bớt đi mà ngày càng nở rộ.

Hôi của

Lần đầu tiên tôi tiếp cận với cụm từ “hôi của” là vào cuối năm 2013, khi mà một anh tài xế chở hơn 1000 thùng bia, bị lật ở Đồng Nai. Nhiều thánh “hôi” đã tranh thủ “ra tay nghĩa hiệp”, giúp anh tài xế “dọn sạch” hàng. Trong số đó, thậm chí có những thiếm còn tâm sự rằng họ không biết mình lượm số bia này để làm gì, vì họ đâu có biết uống bia.

Hôi của

Người dân đổ xô ra “giúp” tài xế gom bia

Những tưởng đây là tình huống hi hửu, hiếm có, ai ngờ đây chỉ là hồi trống khai trường, mở đầu cho hàng loạt vụ hôi của tiếp sau đó. Nào là vụ lật xe tải ở Thanh Hoa, người dân tranh thủ vét tài sản rồi bỏ đi, mặc kệ tài xế còn kẹt trong xe, rồi vụ tàu chở 3000 tấn gạo mắc cạn ở Bình Thuận… Thậm chí đến tiền cúng cô hồn cũng bị “hôi”. Thiệt hết biết.

Bình luận

Chia sẻ