Vẽ hình với gói lệnh TikZ trong LaTeX – Vẽ điểm

Khai báo điểm

Để khai báo một điểm, ta sử dụng lệnh coordinate. Ví dụ:

\coordinate (M) at (5,-1);

Câu lệnh trên khai báo điểm M có tọa độ $\left(5;-1\right)$. Lưu ý rằng tọa độ trong Tikz cách nhau bởi dấu phẩy.

Bên cạnh tọa độ Descartes Oxy, ta cũng có thể khai báo điểm bằng tọa độ cực. Ví dụ:

\coordinate (N) at (30:2);

Câu lệnh trên khai báo điểm $N$ nằm cách gốc tọa độ một khoảng 2pt theo chiều dương góc $30^\circ$.

Vẽ điểm

Ta có thể khai báo điểm từ trước, sau đó mới vẽ.

\coordinate (b) at (4,2);
\draw (b) circle (0.05) node[above right]{$B$};

Hai câu lệnh trên khai báo và vẽ điểm $B\left(4;2\right)$ bằng một dấu chấm tròn có bán kính 0,05pt. Ta có thể định vị nhãn “B” ở bên trái (left), phải (right), trên (above), dưới (below) hoặc kết hợp so với tọa độ đã khai báo.

Ngoài ra, ta cũng có thể vẽ điểm trực tiếp mà không cần khai báo trước.

\coordinate[label=B] (b) at (3,1);
\draw (3,1) circle (0.05) node[above right]{$B$};
\node (b) at (3,1) [circle, draw]{B};
\node (b) at (3,1) [rectangle, draw]{B};

Cả 4 dòng lệnh trên điều có tác dụng là vẽ điểm $B\left(4;2\right)$ với đặc điểm khác nhau.

  1. Dòng 1 thích hợp để vẽ một nhãn hơn là vẽ một điểm, ví dụ như tên một đồ thị hay các ghi chú khác trong hình.
  2. Dòng 2 thích hợp vẽ một điểm.
  3. Dòng 3 vẽ điểm B có vòng tròn nhỏ bao quanh.
  4. Dòng 4 vẽ điểm B có ô vuông (chính xác là hình chữ nhật) nhỏ bao quanh.

Bình luận

Chia sẻ